Quy trình kỹ thuật trồng Hành lá

Quy trình kỹ thuật trồng Hành lá

Quy trình kỹ thuật trồng Hành lá

Quy trình kỹ thuật trồng Hành lá

Trung Giang Co.Ltd

Trung Giang Co.Ltd
Trung Giang Co.Ltd
-->

Hotline

0944 919 698

I.  KỸ THUẬT ƯƠM GIỐNG HÀNH LÁ

         1-Chọn đất gieo hạt  làm cây giống:  đất tốt, nhiều mùn, đất thịt nhẹ hoặc cát pha,  khả năng giữ ẩm tốt, gần nguồn nước tưới, gần nơi trồng

          2Làm đất, lên luống: Cuốc đất, phơi 3-5 nắng (phơi 3-5 ngày) sau đó trở đất lại (cuốc lật đất lại). Nếu đất to phải đập nhỏ, tơi xốp. Lên luống rộng 1m, dài tuỳ ruộng nhưng  thường  luống dài 12-15m,  cao 10-15cm

          3-  Bón lót phân trước khi gieo: Phân chuồng hoai mục :  200-250kg/100m2 (2- 2,5kg/m2), nếu không có phân chuồng có thể thay thế bằng phân hữu cơ ví sinh (15-17kg/100m2 tức 1,5-1,7kg/m2)

 Rãi đều phân trên mặt luống, lấp đất che kín  hết phân, cào trộn đều phân vào đất, san bằng luống lần cuối, nhặt sạch cỏ dại, sỏi đá...

          4- Gieo hạt:

Lượng hạt gieo 1 lon sữa bò cho 12-15m2. Nếu thời tiết lạnh thì nên ngâm hạt trong nước nóng 2 sôi 3 nguội trong 1 giờ rồi gieo, nếu trời ấm và đất ẩm thì gieo luôn.

Chia hạt 2 phần/luống, mỗi luống  gieo 2 lần để hạt được phân bổ trên mặt luống đều hơn.

          Gieo hạt xong,  lấp hạt bằng đất bột  (lấp kín hết hạt), tủ rơm kín để giữ ẩm và chống trôi hạt khi tưới.

          Tưới nước đều trên rơm sao cho nước thấm đều hết hạt và lớp đất mặt một lần.

          Phun thuốc  basa lên rơm và xung quanh luống để chống kiến

          Sau gieo 3-4 ngày hạt mọc, dỡ rơm ra khỏi luống (cào rơm xuống rãnh và dọn sạch  luống)

          Làm giàn che để chống mưa và chống nắng cho cây con: bằng lưới xanh, lưới đen, tấm phên...tưới nước liên tục mỗi ngày 1 lần, sau 10 ngày hành mọc 1 lá thật

           5- Chăm sóc sau gieo:

Sau gieo tiếp tục tưới nước mỗi ngày một lần vào chiều tối, nếu nắng nhiều phải tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát

          Bón phân thúc NPK: 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày

          Lần 1: sau gieo 10 ngày, hoà  NPK 16:16:8 vào nước tưới cho hành, (1 lon sữa bò phân NPK  tưới cho 12-15m2). Lần 2, lần 3 hoà nước tươi tương tự.

           Khi cây đủ 40-45 ngày sẽ đem trồng

- Phòng trừ sâu bệnh:

Phun Vicacben sau gieo 10 ngày, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 14 ngày để phòng trừ bệnh.

Phun Atabron 5EC  hoặc  kết hợp Mimic 20F; Cascade 5EC phun trừ sâu  10 ngày/lần (nếu nắng có dông 7 ngày/lần).

II. KỸ THUẬT THÂM CANH:

1. Giống:

 Hiện có các giống thuần nội địa và một số giống hành lai F1 nhập nội. Các giống hành thuần của nước ta phổ biến như giống hành gốc tím (còn gọi là hành Sậy hay hành Trâu), hành gốc trắng (hành Hương) và hành Đá.

Hành Hương lá nhỏ, bụi nhỏ, ăn thơm, được nhiều người ưa chuộng. Hành Trâu lá to, bụi lớn. Hành Đá lá, bụi thuộc dạng trung gian giữa 2 giống trên, thích hợp với việc trồng dày, thị trường ưa chuộng.

Ngoài các giống hành thuần nội địa, giống hành lai F1 của Hàn Quốc được nhập vào trồng ở nước ta trong những năm gần đây cho bẹ trắng, lá to, ăn không thơm nhưng cho năng suất cao hơn nhiều so với các giống hành thuần nước ta.

2. Thời vụ:

Có thể trồng quanh năm, tuy nhiên năng suất mùa nắng cao hơn mùa mưa. Thời gian sinh trưởng từ 45-50 ngày. Với mùa nắng chú ý sâu xanh da láng, mùa mưa dễ bị bệnh khô đầu lá.

3. Chọn và làm đất:

 Hành lá ưa đất nhiều mùn, thoát nước, ít chua (pH thích hợp 6-6,5), nếu thấp hơn 5,0 cần bón thêm vôi và tro bếp. Đất được cày, phơi ải, bừa kỹ cho tơi, nhỏ, sạch cỏ dại, lên luống cao 35-40cm hình mui luyện cho dễ thoát nước, chân luống rộng 1m, rãnh luống rộng 30cm (tùy theo mùa vụ: mùa mưa luống cao, mùa nắng luống thấp).

4. Trồng cây:

Chọn những cây đồng đều, khỏe mạnh, cứng cáp (không quá già, không quá non), còn phấn trắng để trồng. Tùy theo giống và chất lượng giống, lượng giống cần dùng khoảng 90-120 kg/ 500m2.

Trồng với khoảng cách hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 20cm, có thể trồng dày hơn: hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 15 - 18cm mỗi hốc trồng 1 cây, nếu hành giống còn nhỏ thì trồng 2 cây/hốc (chọn hai cây đều nhau để trồng), và trên cùng một luống nên chọn những cây đều nhau để trồng nhằm tiện việc chăm sóc. Khoảng cách trồng tùy thuộc vào mùa vụ, mùa nắng trồng dày hơn mùa mưa.

5. Phân bón:

Tổng lượng phân dùng cho 500m2 bao gồm:

- Phân chuồng hoai mục          : 500- 1000 kg

-Tro bếp                          :15 kg .

- Đạm Urê                        :7 kg.

- Lân Super                         : 15 kg

- Ka li :                                 : 5kg .

Bón lót toàn bộ phân chuồng, tro bếp phân lân và 3kg phân kali. Lượng phân còn lại dùng bón thúc bằng cách hòa nước tưới bằng thùng ô roa. Tưới đều cho hành 7 ngày/lần (khoảng 4-5 lần/vụ), lần đầu tiên khi cây hành hồi xanh (khoảng 7 ngày sau trồng). Ngừng tưới phân trước khi thu hoạch 10 ngày.

6. Chăm sóc:

Thường xuyên làm sạch cỏ bằng tay, tỉa bỏ lá già, lá bị sâu bệnh và tưới nước đầy đủ 1-2 lần/ngày để cây sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao. Có thể tranh thủ trồng xen canh thêm các loại rau khác để tăng thêm thu nhập như các loại cải xanh, cải ngọt, xà lách 2 bên mép luống.

7. Thu hoạch:

Thu hoạch sau trồng từ 45-50 ngày bằng cách nhổ cả gốc, rễ ; lấy cây lớn còn cây nhỏ tiếp tục trồng vụ sau. Năng suất thương phẩm 1 sào 900 -1200 kg.

8. Phòng trừ sâu bệnh:

+ Một số bệnh thường gặp ở cây hành: Bệnh cháy đầu lá, bệnh đốm tím, bệnh thán thư và hiện tượng rã bẹ, khi bị bệnh nên sử dụng các loại thuốc sau: Autracol, Dithan, Anvinl, Riclomil, Ralidacin

+ Các đối tượng sâu hại trên cây hành:

- Sâu xanh da láng: Chúng gây hại rất sớm và cho đến cuối vụ.

- Dòi đục lá: Xuất hiện muộn hơn, 15 - 20 ngày sau trồng.

- Sâu đất (sâu ăn tạp): Loại sâu này phá hoại bằng cách cắn ngang bẹ lá, phá nõn, làm cho cây hạn chế sinh trưởng còi cọc.

* Cách phòng trừ:

- Thường xuyên theo dỏi đồng ruộng để bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng, phun thuốc vào lúc mát trời.