QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG HỮU CƠ

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG HỮU CƠ

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG HỮU CƠ

QUY TRÌNH CHĂM SÓC CÂY SẦU RIÊNG HỮU CƠ

Trung Giang Co.Ltd

Trung Giang Co.Ltd
Trung Giang Co.Ltd
-->

Hotline

0944 919 698

A. Tóm tắt quy trình.
1. Quy hoạch vườn sầu riêng.
- Quy mô: diện tích trồng, số cây, giống cây.
- Kỹ thuật: phác thảo mô hình trồng cụ thể trên giấy. Quy hoạch hệ thống thoát nước, các loại cây che phủ, các loại phân và thuốc nên dùng
2. Trồng cây con, chăm sóc tới tuổi thu bói.
- Trồng.
- Tạo tán.
3. Chăm sóc khi cây ra trái.
- Giai đoạn cho trái bói.
- Nuôi tán lá.
- Chọn bông.
- Chọn trái sau khi đậu quả.
- Phòng trừ bệnh.
- Chăm trái lớn, neo giữ cành và trái, thu hoạch.
- Nguyên nhân rụng quả và cách khắc phục.
4. Chăm sóc sau thu hoạch.
- Xử lí mầm bệnh.
- Nuôi lại tán lá.

   B. Quy trình chi tiết
1. Quy hoạch vườn trồng sầu riêng
- Trước tiên cần xác định quy mô muốn trồng là bao nhiêu hecta, sau đó quyết định cự ly trồng phù hợp để tính toán tổng số cây giống và vật tư cần thiết.
Cự ly trồng: 3x6m, 5x5m, 5x6m, 6x6m, 6x7m, 7x7m, 7x8m, 8x8m, 8x9m…
- Kỹ thuật áp dụng trong giai đoạn này bao gồm phác thảo mô hình trồng trên giấy để dễ hình dung về hình dạng hàng sầu riêng, hệ thống tưới và rãnh thoát nước, quyết định dùng loại cây nào để xen canh và che phủ đất, dùng loại phân thuốc gì phù hợp.
+ Ta thiết kế cứ hai hàng sầu riêng 1 đường rãnh thoát nước.
+ Cây che phủ là các loại sau: cỏ trai, cỏ lạc, đậu đỗ và các loại cỏ thân thấp khác. Mục đính là tạo nguồn thu nhập hàng năm, che phủ tạo hệ sinh thái cho đất.
+ Lắp đặt hệ thống béc hoặc nhỏ giọt nếu có điều kiện
+ Phân bón bao gồm: phân chuồng hoai mục, các loại phân ủ từ cá và đậu đỗ các loại
+ Thuốc bao gồm: thuốc trừ kiến và mối dùng trong giai đoạn trồng cây con, thuốc trừ nấm, vôi…

2. Trồng cây con, chăm sóc tới tuổi thu bói.
- Trồng
+ Hố trồng: tùy vào điều kiện mà bà con đào hố to nhỏ khác nhau. Tuy nhiên nên đào vừa phải, để hố 2 tuần phơi nắng rồi tiến hành trộn phân chuồng ủ hoai với đất trong hố, sau đó lấp đè lên 1 lớp đất không và để yên trước khi trồng 1-2 tuần mục đích cho phân và đất ổn định tránh nóng rễ.
+ Trồng cạn, che nắng bằng cây hoặc lưới, tủ gốc bằng cỏ hoặc rơm khô. Tiến hành tưới định kỳ 1-2 lần / tuần tùy vào điều kiện. Dùng tay kiểm tra độ ẩm đất trước khi tưới để không tưới thừa nước
+ Có thể bón thêm phân chuồng ủ hoai, phân humic khi cây đã bén rễ. Phun phân bón lá nếu cần. Không dùng phân chứa đạm tổng hợp vì chúng kích thích sự sinh trưởng quá mức, tăng nguy cơ sinh bệnh vì làm giảm sức đề kháng của cây.
+ Quá trình cây còn nhỏ có thể bị sâu phá hoại bà con không nên phun thuốc sâu, tốt nhất là đi thăm vườn thường xuyên và bắt bằng tay để quan sát cụ thể loài và cách thức phá hoại.

 - Tạo tán: đây là kỹ thuật xuyên suốt quá trình chăm sóc sầu riêng, đa số người dân chưa hiểu tầm quan trọng của bước này. Khi cây sinh trưởng tốt, ra nhiều cành lá ta mới tiến hành tỉa tán.
+ Cây còn nhỏ nên tỉa bỏ cành yếu ớt mọc ở vị trí quá gần cành khác.
+ Phân cành cho đều tán. Các vị trí tán khuyết phải để lại cành dù chúng yếu. Tiếp tục nuôi dưỡng và tỉa bỏ cành xấu đến khi cây lớn.
+ Tiến hành hãm ngọn từ lúc cây đạt chiều cao 2-6m (thậm chí cao hơn)
+ Tiến hành hãm cành từ khi cành chính (cành cấp 1) dài từ 1-1,5m. Vị trí cắt hãm là ngay trước các cành cấp 2 to khỏe. Mục đích của hãm cành là làm cành cấp 1 và cấp 2 to lên, cành khỏe, ngắn và chịu được nhiều trái hơn, giúp tán các cây gọn và không chạm nhau khi ta trồng dày. Các cành cấp hai khỏe là 1 nguồn cành mang trái cực kì đẹp sau này.
+ Tỉa bỏ các cành chính quá dày, cự li cành cách cành chính là 0,7-1m.
+ Lưu ý các cành mọc xiên cần hãm sớm để cành cấp 2 trở thành cành ngang chính. Các cây có 2 thân trở lên cần phải phát hiện từ đầu và loại bỏ hết còn 1 thân chính. Nuôi cành cân đối, hãm cành nào phát triển quá mạnh để dưỡng cành yếu hơn, không nên nuôi 1 cành nào đó quá lớn làm mất cân đối tán cây.

3. Chăm sóc khi cây ra trái.
- Giai đoạn cho trái bói ta cần chú ý chỉ để trái ở các cành lớn (có thể bỏ hết trái ), trái ở cành nhỏ cần loại bỏ ngay không tiếc. Sau giai đoạn bói là giai đoạn thu chính nên chúng ta phải giữ sức cho cây khỏe, tránh ham để trái lúc này mà làm kiệt cây.
- Nuôi tán lá giai đoạn cho trái chính. Sau giai đoạn bói ta sẽ tiến hành dưỡng bộ lá cho thật đẹp mục đích là tạo sức cho cây, thứ 2 là tránh hiện tượng bung đọt khi cây mới đậu quả.
- Chọn bông. Khi cây ra hoa ta tiến hành tỉa bỏ hết bông ở vị trí cành yếu và ở đầu cành, để lại toàn bộ hoa từ trong thân ra 1-2m ngoài xa nếu cành đủ khỏe. Mục đích tỉa là bỏ hết hoa ngoài vị trí yếu để cành yếu không bị chết sau khi thu hoạch, Hơn nữa ở vị trí quá xa thân thì lực tác động lớn có thể làm cành bị toác và dễ gãy khi có gió. Các hoa bên trong để lại hết mục đích là tăng tỉ lệ thụ phấn.
- Chọn trái sau khi đậu quả rất cần thiết giúp cho trái mau lớn và giảm tình trạng rụng. Lúc này xuất hiện nhiều quả eo xấu và không đạt ta tiến hành tỉa bỏ như sau:
+ Tỉa trái eo xấu trước
+ Tỉa hết trái xấu hơn trong 1 chùm dày trái
+ Tỉa các trái chung cuống nếu vị trí gần đó vẫn còn nhiều quả đẹp
+ Mỗi cành tùy theo sức mà chúng ta để lượng trái phù hợp.

+  Chú ý chúng ta nên tỉa đúng thời điểm, không nên để