CÁCH NHẬN BIẾT RẦY PHẤN HẠI SẦU RIÊNG, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

CÁCH NHẬN BIẾT RẦY PHẤN HẠI SẦU RIÊNG, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

CÁCH NHẬN BIẾT RẦY PHẤN HẠI SẦU RIÊNG, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

CÁCH NHẬN BIẾT RẦY PHẤN HẠI SẦU RIÊNG, CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRỪ

Trung Giang Co.Ltd

Trung Giang Co.Ltd
Trung Giang Co.Ltd
-->

Hotline

0944 919 698

Đặc điểm sinh học rầy phấn hại sầu riêng

- Rầy phấn (hay còn gọi là rầy nhảy) là loại sâu hại xuất hiện phổ biến trên nhiều cây trồng trong đó có sầu riêng, rầy phấn hoạt động mạnh vào mùa khô. Đây là côn trùng gây hại rất quan trọng và phổ biến nhất trên vườn sầu riêng.

- Con trưởng thành dài 2,5-3mm cánh trong suốt toàn thân mầu vàng nhạt. Trứng được đẻ thành từng đám trong mô lá non. Khi mới đẻ trứng có mầu vàng, sau đó chuyển dần sang màu nâu. Ấu trùng phía ngoài có phủ một lớp sáp mỏng, có các tua sáp kéo dài đến cuối thân. Trưởng thành và ấu trùng tuổi lớn di chuyển nhanh khi thấy động và tập trung ở mặt dưới lá sầu riêng.

- Ấu trùng có màu trắng (gọi là rầy phấn) còn con trưởng thành có màu vàng nhạt (gọi là rầy nhẩy).

- Rầy phấn phát triển mạnh trong mùa khô, lây lan nhanh từ vườn này sang vườn khác, mùa mưa mật độ rầy giảm mạnh.

 Triệu chứng gây hại của rầy phấn.

Cả con trưởng thành và ấu trùng đều gây hại trên sầu riêng bằng cách chích hút nhựa ở mặt dưới lá non, chồi non làm cho lá có các chấm vàng nhỏ li ti, làm cho lá không phát triển, bị biến dạng, cháy mép lá dần dần khô và rụng.   
Ấu trùng rầy phấn trên lá

- Mật độ rầy phấn cao khi cây sầu riêng ra chồi non, lá non, rầy non thường tập trung trong các lá non còn xếp lại chưa mở ra, rầy trưởng thành tập trung và gây hại ở mặt dưới lá non. Khi các lá đã thành thục và già thì rầy phấn không gây hại nữa.

- Cây bị hại nặng, có lá thưa thớt, quăn queo lá non rụng nhiều và khô ngọn. Cây không phát triển được tán dẫn tới ít hoa, đậu trái kém, trái bị sượng phẩm chất kém. Chất thải của rầy nhẩy tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển mạnh làm đen lá và trái.

hi mật độ rầy nhẩy cao (trên 50% chồi, lá bị nhiễm rầy hoặc trên 20% số chồi, lá có trứng rầy) cần tiến hành sử dụng biện pháp hóa học cộng sinh học để phòng trừ rây phấn cụ thể như sau:

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học TARSSUS HOẶC ARAQUILL phun hai lần liên tục (lần thứ nhất khi cây vừa nhú lá non, lần thứ hai khi lá non đã mở). Lưu ý, khi phun phải phun ướt đều hai mặt lá. Việc sử dụng phối hợp như trên có tác dụng làm tăng hiệu quả của thuốc hóa học, hạn chế hình thành tính kháng thuốc của rầy nhẩy, bổ sung thêm một lượng hữu cơ và Silic giúp lá nhanh già, cứng để hạn chế tác hại của rầy nhảy.